HÀN QUỐC – GIẤC MƠ MÀU GÌ???
Cuộc sống ở bất cứ đất nước nào trên thế giới cũng vậy - cuộc sống không phải màu hồng. Và những người chỉ
ngồi đó mà mơ mộng, không cố gắng học hành, không chịu khó phấn đấu, không chăm chỉ làm ăn thì dù có ở đất
nước nào cũng đừng mong có một cuộc sống sung sướng đầy đủ.
HÀN QUỐC – CÓ PHẢI GIẤC MƠ MÀU HỒNG???
Mình đã nghe rất nhiều người nói, phân tích về việc Hàn Quốc không phải là giấc mơ màu hồng. Rằng ở Hàn
Quốc giới trẻ phải sống bon chen, phải chịu áp lực học tập, áp lực xin việc, áp lực về chuyện kết hôn mua nhà như
thế nào....
Vậy thì xin hỏi, trên thế giới này có đất nước nào chỉ toàn “màu Hồng”????
Mình xin nói luôn là không hề có.
Đất nước nào cũng có những mảng sáng mảng tối, có màu hồng thì cũng có màu xanh, đen, trắng....
Mình nhớ có một câu chuyện như thế này: Có một người thầy gọi 2 học trò của mình tới, họ ngồi đối diện nhau.
Thầy đặt một quả bóng trên bàn và hỏi họ trò thứ nhất: Quả bóng màu gì? Cậu học trò nhanh chóng đáp: màu
trắng.
Tiếp đến cậu học trò thứ hai đáp: quả bóng màu đen.
Thầy cầm quả bóng xoay một vòng, cả 2 cậu học trò mới hiểu ra ý của thầy.
Mọi việc trong cuộc sống cũng như vậy, bất cứ việc gì cũng phải nhìn một cách toàn diện và nhiều lúc cái mình
nhìn thấy ngay trước mắt chưa chắc đã là sự thật. Và đôi khi có những người chỉ muốn tin, muốn nhìn vào cái
mình thấy và cho đó là chân lý.
Giới trẻ Hàn Quốc sợ sinh con, ngại kết hôn vì áp lực cuộc sống?!
Đúng vậy.
Mình thấy ở Việt Nam không ít thì nhiều tư tưởng “trời sinh voi trời sẽ sinh cỏ” từ ngày xưa vẫn còn tồn đọng.
Nhiều người mặc dù không có điều kiện hay nói chính xác là rất nghèo, vậy mà vẫn sinh 2,3 người là chuyện bình
thường. Đối với chúng ta quan niệm việc kết hôn, sinh con là chuyện đương nhiên, chuyện phải làm, vì tất cả mọi
người đều thế. Đến tuổi là kết hôn, kết hôn rồi sinh con, nuôi con rồi già bế cháu.... Vì thế, rất nhiều người nhà
cửa chẳng có, công việc lông bông, cả nhà chui vào căn nhà bé tí nhưng đến tuổi vẫn kết hôn sinh con cái đề
huề...Vậy nên nhiều người đến tuổi lập gia đình, khi bạn bè bắt đầu cưới xin mà mình vẫn chưa dẫn người yêu về
ra mắt thì bố mẹ đã sốt ruột lắm lắm, rồi xem bói, rồi cắt duyên hì hì. Và đến khi bạn bè cùng lứa chúng nó lập
gia đình hết mà mình vẫn chưa gì thì bị gắn cho cái mác là “ế”, rồi lúc đó bố mẹ sốt xình xịch lên, rồi cả họ hàng
bạn bè bắt đầu lo lắng xem có ai để giới thiệu nọ kia.....
Còn ở Hàn Quốc, mọi người sống “ích kỷ” hơn. Mức sống cao hơn, nhu cầu cuộc sống cũng cao hơn nên giới trẻ
phải chạy đua trong học tập, rồi ra trường chạy đua trong công việc... Ở đây làm ra làm chơi ra chơi, nếu không
cố gắng sẽ bị bánh xe cuộc sống nghiền nát. Vốn dĩ cuộc sống đã vất vả rồi nên người ta không muốn ràng buộc,
sợ khổ, sợ vất vả con cái, họ sống cho bản thân mình. Làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, đi du lịch, ăn uống vui
chơi... chỉ cần bản thân sống thoải mái, vui vẻ là được. Còn bố mẹ thì con cái lớn rồi, tự lập, việc kết hôn hay
không đó là quyết định của bản thân, bố mẹ tôn trọng quyết định đó. Và mình thấy rất nhiều người ra trường đi
làm, họ chuyển ra thuê nhà sống riêng với bố mẹ chưa biết có kết hôn nay không nhưng họ sống cuộc sống tự do
riêng của mình...
Hay như ở Việt Nam bây giờ chính phủ đã bắt đầu khuyến khích sinh, khuyến khích kết hôn. Khi mà trước đây
“mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con” thì bây giờ “nên sinh đủ 2 con”, rồi các chính sách hỗ trợ khi sinh
con.... Thì chúng ta có thể hiểu được rằng xã hội phát triển, thời đại thay đổi, suy nghĩ của con người cũng thay
đổi. Trước đây, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp... rồi nhiều nước khác cũng từng trải qua những giai đoạn như
Việt Nam. Và rồi Việt Nam sau này cũng tương tự thế thôi, thời đại sẽ thay đổi, rồi suy nghĩ cũng sẽ thay đổi.
Dần dần rồi người ta cũng sẽ sống cho bản thân mình nhiều hơn~~~~
-> Sự khác biệt về văn hóa, lối sống và tư tưởng. Hệ quả của xã hội phát triển....
Người trẻ Hàn Quốc phải sống rất vất vả, sống trong những căn nhà thuê chật trội, theo tính toán sơ bộ thì
với mức thu nhập trung bình đi làm 10 năm tiền lương không ăn uống chi tiêu một đồng nào mới mua được
chung cư ở Seoul....?
Vậy còn ở Việt Nam thì sao?
Mình đã từng ở phòng trọ nhỏ xíu với 1, 2 người khác nữa, không có điều hòa, nhà tắm không có bình nóng lạnh
đến tận năm 2018, mọi ăn uống chi tiêu đều phải suy tính. So với mặt bằng chung lương của mình cũng tương đối
khá nhưng để mua nhà ở Hà Nội thì cũng chỉ là giấc mơ. Vậy những người đi làm lương 5tr, 6tr/ tháng thì việc
mua nhà ở Hà Nội là điều không tưởng.
Và mình tin chắc, không chỉ ở Hàn Quốc hay Việt Nam mà bất cứ ở nước nào trên thế giới, đối với những người
thu nhập trung bình thì việc mua nhà ở thủ đô là một điều cực kì khó khăn....
Giới trẻ Hàn Quốc phải chịu áp lực học tập rất lớn?
Trên bảng xếp hạng top 20 nền giáo dục tốt nhất thế giới năm 2017 của NJ MED, Hàn Quốc đứng thứ nhất năm
thứ 4 liên tiếp, tiếp theo sau là Nhật Bản.
Trẻ em ở Hàn Quốc đi học cả 7 ngày trong tuần? Năm ngoái, số tiền ngân sách mà chính phủ nước này dành cho
giáo dục lên đến $11,300,000,000. Và tỉ lệ dân số biết đọc, biết viết ở đây là 97.9% với 99.2% ở nam giới và
96.6% ở phụ nữ. Chưa hết, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc năm 2014 xấp xỉ $34,795. Đây là những
bằng chứng cho thấy hiệu quả của công tác giáo dục ở Hàn Quốc.
Nhật Bản và Hàn Quốc đều là 2 quốc gia có tỷ lệ học sinh, sinh viên tự tử cao vì áp lực học tập. Đó là hệ quả của
sự phát triển.
Hiện tại ở Việt Nam, về giáo dục so với 2 nước kể trên không áp lực bằng nhưng tùy từng điều kiện gia đình mà
ngoài việc học ở trường cũng đã cho con đi học thêm rất nhiều thứ, rồi mỗi kỳ nghỉ hè cũng cho con đi học thêm
sợ con quên kiến thức, cho đi học trước để khi vào lớp mới không thua kém bạn bè.... Và rồi theo sự phát triển,
gia đình và xã hội sẽ càng ngày càng đặt nhiều áp lực học hành lên con cái...
“Nai lưng” đóng thuế?!!
Việc đóng thuế để duy trì an sinh xã hội là việc ở bất cứ quốc gia nào cũng phải làm.
Các bạn nói đóng thuế ở Hàn Quốc cao, nhiều loại thuế. Đừng so sánh với Việt Nam hay một đất nước nào khác
về số tiền đóng thuế. Bởi vì cái phúc lợi xã hội mình nhận được ở mỗi nước là khác nhau, rồi tỷ giá chênh lệch
cũng khác nhau.
Khi mình đi du lịch Hàn Quốc vào mùa đông lạnh, đứng chờ xe bus nhìn xuống cái ghế ở điểm đợi xe mình thấy
có dòng chữ “앉으면 따뜻합니다” (tạm dịch: ngồi xuống sẽ ấm) mình đã rất cảm động, hì.
Rồi ta có thể bắt gặp dễ dàng nhà vệ sinh công cộng ở bất cứ đâu rất hiện đại, sạch sẽ, đầy đủ giấy nước rửa
tay...mà không phải trả tiền khi đi vệ sinh.....
Đó chỉ là những cái nhỏ trong nhiều điều nhận được.
Chồng mình cũng như gia đình chồng mình không phải thuộc dạng giàu có gì chỉ đi làm công ty bình thường
nhưng mọi người, cũng như bản thân anh ấy nói chưa một lần phàn nàn về tiền thuế hay tiền bảo hiểm phải đóng.
Vì coi đó là nghĩa vụ, là cái mình bỏ ra rồi đã, đang và sẽ nhận lại được sau này.
Trên đây chỉ là suy nghĩ cá nhân về một vài khía cạnh trong cuộc sống ở Hàn Quốc của mình. Còn có rất nhiều
những vấn đề khía cạnh khác nữa nói bao giờ mới hết được, hì. Những vấn đề trên chỉ là những vấn đề mà mình t
hấy các bạn khác khi phân tích về cuộc sống ở Hàn Quốc không phải giấc mơ màu hồng hay nhắc đến thôi.
Mình không so sánh Việt Nam hay Hàn Quốc, ở đâu cũng có người xấu kẻ tốt, người giàu người nghèo, điểm tích
tực điểm tiêu cực. Mình chỉ muốn nói: Cuộc sống ở bất cứ đất nước nào trên thế giới đều thế - cuộc sống không
phải màu hồng. Và những người chỉ ngồi đó mà mơ mộng, không cố gắng học hành, không chịu khó phấn đấu,
không chăm chỉ làm ăn thì dù có ở đất nước nào cũng đừng mong có một cuộc sống sung sướng đầy đủ?!?!
2020.